Cây chanh có một tác dụng rất cao trong đời sống hàng ngày của người dân VN, như ăn uống và chữa bệnh. Thịt gà luộc người ta thường ăn với lá chanh và chấm muối tiêu chanh làm tăng thêm hương vị của thịt gà và cũng tránh được ngộ độc.
 
Con gà cục tác lá chanh.
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Gai chanh người dân quê thường dùng để khêu ốc và gần đây người ta còn khám phá công dụng trị được rất nhiều bệnh của cây chanh, quả chanh như:

- Chanh pha nước uống trị giải cảm và bổ dưỡng.

Nước chanh + đường hay nước chanh + mật ong.

- Chanh hấp với mật ong và gừng trị được chứng bệnh ho.

- Vỏ chanh dùng như thuốc bổ gan và bao tử, vậy ăn chanh cả vỏ lẫn hột sẽ tốt cho gan.

- Hột chanh với mật ong làm thuốc tẩy gun cho trẻ em.

- Chanh ăn với trứng gà chữa được bệnh còi xương của trẻ em và bệnh xương xốp nơi những người lớn tuổi.

- Rễ cây chanh trị bịnh tiêu chảy, ngộ độc vì thức ăn, bệnh gan và chống được các chất phóng xạ. Nhưng uống vị rất đắng.


Công thức:

Một nắm rễ cây chanh nấu với 3 lát gừng một miếng vỏ quýt bằng đồng 50p nấu nước uống. Nấu ba lần nước uống thì thay vỏ quýt và gừng còn rễ chanh dùng được cả tháng mới cần thay rễ chanh. Thỉnh thoảng nấu uống một lần cũng tốt cho gan và tiêu hoá cũng như tẩy độc trong người.


Sự kỳ diệu của chanh

Cây chanh có tên khoa học là citrus limonia osbeck, được trồng ở nhiều nơi, nhất là vùng đồng bằng và miền trung. Hầu hết các bộ phận của cây chanh đều có tác dụng chữa bệnh.

Quả chanh: Nước vắt của quả chanh là một loại đồ uống có tác dụng giải khát làm cho ta thấy sảng khoái, tỉnh táo nhất, là khi lao động mệt mỏi.

Sở dĩ có tác dụng như vậy vì trong nước chanh có chứa axit citric, sinh tố C, sinh tố B1, riboflavin, kali...
 
Vì vậy những trường hợp bị tiêu chảy mất nước, khi bổ sung nước bằng cách uống, ta nên vắt vào ly nước một ít chanh, 1 thìa đường và 1 ít muối sẽ giúp bệnh nhân đỡ khát và tỉnh táo hơn. Dĩ nhiên nước chanh còn là gia vị của nhiều món ăn hằng ngày.

Đối với các chị em làm nội trợ nên dùng chanh để khử mùi thực phẩm bằng cách: xát chanh lên các miếng thịt, cá sẽ giúp khử hết mùi hôi, tanh giúp cho việc chế biến ngon hơn. Quả chanh non (còn gọi là chanh bao tử hay chanh cốm) làm thuốc trị ho rất hay.

Lấy một vài quả thái thành những lát mỏng hấp cách thủy với một chút đường phèn hay mật ong có thể trị các chứng ho khan, ho gió rất tốt, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già.
Cách dùng: trẻ nhỏ cho uống từ 1/2 - 1 thìa cà phê, cách 1 giờ cho trẻ dùng 1 lần. Người lớn, tùy tuổi có thể dùng gấp 2 - 3 lần trẻ nhỏ.

Lá chanh: vừa là gia vị, vừa dùng để nấu nước gội đầu hay nấu nước xông khi bị cảm. Lá chanh nấu lấy nước gội đầu vừa sạch gàu, sạch tóc vừa để lại hương thơm quyến rũ.
Nồi nước xông nếu thiếu lá chanh thì tác dụng sẽ kém đi nhiều (thành phần nồi nước xông thường có: lá chanh, lá tre, lá chè, tía tô, kinh giới, lương nhúc..., mỗi thứ một nắm tay).

Vỏ cây chanh: được coi là một vị thuốc đặc trị đối với trẻ bị ho khan, ho gió kéo dài.
- Cách làm: Cạo lấy phần vỏ xanh bên trong (bỏ đi phần bên ngoài vì có chứa nhiều bụi bẩn), số lượng khoảng 5 - 10gr bỏ vào bát sứ cùng với 5 - 10gr đường phèn và 20 ml nước, hấp cách thủy 15 - 20 phút. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 1/2 - 1 thìa cà phê (tùy trẻ lớn hay nhỏ).
- Chú ý: Khi cạo vỏ cây chanh không nên cạo sâu vào đến phần gỗ và cũng không nên cạo vòng quanh vì như vậy sẽ làm cho cây bị chết (vì bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng).

Chanh không chỉ là một loại quả quý trong cuộc sống hàng ngày mà chanh còn có một số công dụng mà ít người ngờ tới.

Giữ thực phẩm không bị thâm: Khoai tây và súp-lơ thường ngả màu sau khi luộc. Để khắc phục, hãy cho một thìa cà phê nước cốt chanh tươi vào nồi khi luộc.
Bạn có thể thực hiện tương tự với các loại rau như rau muống, rau cải...

Làm sạch tủ lạnh: Lâu ngày không vệ sinh hoặc vô ý cho thức ăn dậy mùi vào tủ lạnh, các ngăn tủ sẽ có mùi khó chịu. Trước hết, bạn hãy lấy vật nặng mùi ấy ra khỏi tủ lạnh. Sau đó, dùng một mẩu bông gòn hoặc bọt biển nhúng nước cốt chanh, cho vào tủ lạnh để khoảng vài giờ, mùi khó chịu sẽ biến mất.

Làm sáng đồ nhôm bị xỉn màu: Bạn cắt chanh làm đôi, chà mặt cắt lên đồ dùng bằng nhôm bị xỉn màu. Sau đó, lau lại bằng vải mềm, đồ vật sẽ sáng như mới.

Giữ cơm không bị đóng cục: Để gạo không bị vón cục khi nấu, bạn hãy cho thêm một ít nước cốt chanh tươi vào nước. Khi cơm chín, đợi nguội trong vài phút, dùng đũa đánh tơi cơm lên.

Rửa sạch thớt: Sau khi thái những thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, thịt sống, cá tươi... thớt thường bốc mùi khó chịu.
Sử dụng xong, bạn hãy cắt vài lát chanh, chà lên bề mặt thớt rồi rửa sạch vi khuẩn vừa không còn mùi.
 

1.Khô miệng, tinh thần mệt mỏi, nôn oẹ, ăn ít, hoặc động thai: Chanh 100g (bỏ vỏ, hạt), vắt lấy nước, thêm đường trắng vừa phải, pha với nước sôi để nguội uống nhiều lần.
2.Đau bao tử, Dạ dày chướng đau, không muốn ăn, hoặc ho tức ngực, nhiều đờm, tì vị khí đới: Vỏ chanh 10g, rửa sạch đun lấy nước uống.(lột bỏ màng chua,kiêng đồ chua)
3. Tì vị suy nhược, không muốn ăn: Chanh 1 - 2 quả bóc bỏ vỏ và hạt, đại táo 10 quả, đun lên vắt lấy nước, cho thêm đường kính, mật ong, trộn đều chia làm 2 lần ăn trước bữa ăn.
4. Uống rượu quá nhiều, khát khô họng: Chanh 50g, mía 250g, cắt nhỏ ép lấy nước, uống từ từ ít một.
5,viêm khớp đầu gối và cao huyết áp  là nguy cơ tai biến rất cao:uống vỏ chanh mỗi ngày từ 30 đến 50 miếng còn tươi.nều khô uống từ 50 đến 80 miếng.uống đến hết bệnh mới thôi.cao huyết áp  phải theo dõi hàng ngày.bình thường ngưng uống,bệnh cao huyết áp kiêng cam, quýt,rượu,bia,mỡ động vật,thức ăn mặn


6,phổi có nước,thận có nước,mỡ bọc tim,bọc gan,mỡ nhiễm máu:dùng 25 đến 50 miếng vỏ chanh ,lột bỏ màng chua,nấu sôi để nguội uống.nếu vỏ khô,dùng nhiều miếng hơn


7,viêm cuống bao tử,viêm bướu,u sơ,u nang,loét bao tử nặng,bướu tuyến tiền liệt ,dùng vỏ chanh rất hay(loét bao tử kiêng đồ chua,các chất khó tiêu).