I/CÂY GIAO(cây xương cá) : xin bà con,cô bác,anh chị em.nhớ đọc hết bài,tìm được bài thuốc hay cho mình.cảm ơn.

 Mô tả: Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây. Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt. Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc.
Lưu ý: Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.CẦN đi ngay bệnh viện gần nhất để được nhỏ thuốc và uống,để tránh trường hợp đáng tiếc sảy ra
II / Công dụng: Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi. Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn, …
III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi: */Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì dính  độc). */Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 -3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước. */Đếm cỡ 10 đến 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm. */ Đặt ấm lên bếp. Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau: */ Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. */Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng). */Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. */ Thời gian xông có thể chỉ là 15, 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 đến 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. */ Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.
Lưu ý: */ Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. */ Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non. */ Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. */ Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.
Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.
/ Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.
/ Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.
LƯU Ý: Để cẩn thận, không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ có thai.
Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút. */Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần xông 25 phút. Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh. Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.
Đặc biệt cần phải lưu ý: ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.
DIỄN BIẾN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ: */ Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau: */ Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. */ Có người 2, 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. */ Có 1 số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2, 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.                                                      

2/CÂY CỎ HÔI(cức lợn)    Một số vùng quê ở nước ta gọi là cỏ hôi, cỏ thúi địch (đừng nhầm với cây thúi địch hoang). Tên khoa học Ageratum conysoides. Mọc rất nhiều ở bãi ruộng hoặc ven sông rạch. Thân thảo, lá đơn có răng cưa, lông tơ rất nhiều, về mùa thu trổ hoa nhỏ màu tím xanh, khi già lá tím thẫm.
Đặc biệt, cây hoa cứt lợn (vì mùi hoa và lá hôi như phân lợn) tiết ra tinh dầu gồm các hoạt chất geratocroen, cadinen, cariophille cùng một số hoạt chất khác. Đây là những vị thuốc quý.
- Bệnh nhân viêm xoang, viêm mũi luôn khịt khạc, chảy nước mũi kinh niên (trẻ từ 3-10 tuổi), phụ nữ bị dị ứng thời tiết: Dùng 50gr cây hoa cứt lợn tươi rửa sạch (mua ở các sạp bán thuốc xông tại chợ), giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng bông tẩm mỗi lần một muỗng, ngày 2 lần, liên tục 7 ngày.(cũng có thể nấu nước cây cỏ hôi dể uống thay nước uống hằng ngày)
Ngoài ra, cây cứt lợn còn dùng trị các bệnh khác như:
- Người cao tuổi cảm cúm, ho khi trở trời: Mua nồi xông gồm lá mã đề, rễ tranh, lá bưởi, khuynh diệp, sả và 300gr hoa cứt lợn. Nấu trong 2 lít nước, sôi 20 phút. Xông khoảng 15 phút. Tinh dầu hoa cứt lợn sẽ giúp thông đường hô hấp, toát mồ hôi, giải độc, khỏe hẳn, dứt ho, sốt.
- Ăn nhằm thức ăn ôi thiu, bị kiết lỵ, người cao tuổi thiếu men vi sinh, đại tràng bị viêm đi tiêu chảy, mất nước: Hoa cứt lợn thái lát mỏng, sao vàng, nấu với 1 lít nước còn 250ml, uống khi khát, liên tục 5 ngày.
- Phụ nữ bị gàu, rụng tóc nhiều: 250gr hoa cứt lợn rửa sạch nấu với 10gr hà thủ ô trong 0,5 lít nước. Sau khi sôi 10 phút, gội đầu, xong lau khô, chải tóc với 1 muỗng canh nước cốt chanh. Tóc trơn mượt, bóng và sạch gàu,  sảng khoái thần kinh sau vài lần gội.
XIN THƯA VỚI BÀ CON:tôi cũng từng bị viêm xoang mũi khá lâu, đã dùng nhiều loại thuốc ,đông nam tây bắc đều không khỏi,và có người mách dùng cây xương cá.hiện giờ tôi đã khỏi hẳn. Ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm những bài thuốc chuyên chữa trị viêm xoang.bà con,cô bác xem xong dùng thử,không độc hại gì cho cơ thể cả.mà còn phòng ngừa các bệnh về hô hấp rất tốt.bà con cứ dùng sẽ thấy công hiệu ngay .biết đâu phước chủ may thầy .thuốc tiền triệu bao nhiêu không hết bệnh.nhưng những cây thuốc gần ta lại rất công hiệu.tôi nhớ có một câu nói:người việt nam dẫm trên cây thuốc mà chết có phải vậy không?                                                                                                                     
Có hai loại viêm xoang, đó là viêm xoang cấp (điều trị nội khoa) và viêm xoang mạn tính (điều trị ngoại khoa). viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc. viêm xoang trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do răng. Viêm mạn tính liên quan đến sự biến đổi không phục hồi của niêm mạc.
Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra, có thể do tắm(nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, do dị vật ở mũi…, do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn. Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp như trên.
Như vậy, bản chất viêm xoang là do nhiễm khuẩn hoặc nhiểm virus, sau đó bội nhiễm và cơ thể phản ứng lại bằng cách xuất tiết các chất nhầy, lớp nhầy này đọng lại giữa các lớp xoang và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Đó chính là lý do việc điều trị bằng kháng sinh hoặc các thuốc đông dược không thể khỏi triệt để được viêm xoang, vì kháng sinh không thấm ra ngoài các ổ mủ giữa các xoang và các thuốc đông dược đường uống thì có tính kháng sinh yếu, chủ yếu là giảm xuất tiết hoặc giảm phù nề hay làm thông thoáng đường thở, do đó thường đánh lừa cảm giác là khỏi.
Điều trị viêm xoang
Từ kinh nghiệm của bản thân tác giả và từ thực tế sử dụng trên nhiều người cho thấy, có thể chữa bệnh viêm xoang ,hay ngứa mũi,chảy nước mũi,dứt điểm bằng cách rất đơn giản như sau: rót khoảng 150ml nước đun sôi vào một cái ly sạch, cho một muỗng cà phê gạt muối tinh khuấy cho tan hết, chờ cho nhiệt độ hạ xuống còn khoảng 30 – 35 độ C thì thái lát 1 -2 tép tỏi đã bóc bỏ vào ly, khuấy một lúc và vớt hết miếng tỏi ra. Dùng xi lanh 5ml(bỏ đầu kim) hút đầy nước, ngửa mặt rồi bơm vào mũi, mỗi bên 5ml, hoặc nhúng mũi vào cốc nước và hít cho nước sặc trong mũi, sau đó ngửa mặt lên để cho nước chảy vào khoang mũi và xuống họng. Mỗi ngày làm như vậy(xông)3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần rửa 2 đến 3 lượt cho đến khi thông hẳn mũi thì thôi.

Nếu bị viêm xoang quá nặng hoặc mới làm lần đầu thì hơi xót, tuy nhiên, sau đó tế bào niêm mạc phục hồi dần và thích nghi. Sau khoảng 1 phút sẽ xì ra rất nhiều mủ và làm thông thoáng hẳn đường thở. Kể cà các trường hợp viêm lâu năm hoặc rất nặng đều có thể khỏi chỉ sau 10 đến 15 ngày thực hiện các bước trên. Khi đi đường bụi hoặc lâu không rửa nếu thấy ngứa mũi thì lại làm như trên sẽ không bị viêm nữa và thông mũi. Trường hợp cảm cúm sẽ nhanh khỏi, nếu làm như trên. Biện pháp này có thể áp dụng cho cả trẻ em, tuy nhiên, cần chú ý lượng muối ,tỏi cho vào và tránh bơm quá mạnh.
                                    

3/ HOA SỨ TRẮNG: tôi biết thêm bài thuuốc này cũng do tình cờ người cậu chỉ lại,bà con dùng hoa sứ trắng (chỉ dùng hoa còn tươi)chừng 6 hay 7 bông ,một chậu than hồng chừng 3 hay 4cục ,1 tờ lịch treo tường,tờ lịch quấn lại, đầu to quấn lấy chậu than,đầu nhỏ quấn vừa đủ hơi bốc lên,(chú ý đừng gần quá bỏng mũi) xé hoa sứ thành nhiều mảnh,bỏ vào chậu than hồng ụp ngay tờ lịch lại,dùng mũi hít mạnh hơi khói bốc lên.,tận dụng hít khi hết khói lai bỏ thêm bông vào hít tiếp(cậu tôi cho biết,ông hít chưa đầy 1 tháng thi bệnh khỏi)tôi thấy hay và công hiệu,nên đăng lên cho mọi người cùng chia sẻ.