có người hỏi: "nếu tôi hoặc con tôi chưa biết một chút tiếng Anh nào thì mất bao lâu để giao tiếp được bằng tiếng Anh thành thạo?"
câu trả lời không phải là 3 hay 4 năm hay một con số cụ thể, mà còn phụ thuộc vào cách học và thời lượng bỏ ra hàng ngày để học.
trẻ em (nếu hầu như chưa biết gì) khi mới bắt đầu học tiếng Anh các trung tâm, thường sau một khóa (thường kéo dài khoảng 2-3 tháng, mỗi tuần 2 buổi) chỉ biết một lượng từ rất căn bản, và có thể chỉ biết nói một số câu như hỏi tên, tuổi, và khi nghe các câu hỏi đơn giản khác, thường cũng chỉ đưa ra được câu trả lời tắt 1-2 từ không phải ở dạng câu đầy đủ. để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy, đây là một con đường dài, chưa kể trẻ phải đi học ở trường có nhiều bài vở phải lo dẫn đến căng thẳng (chưa kể thêm rằng song song với lớp học ngọai ngữ bên ngoài, trẻ còn học tiếng Anh ở trường và có khả năng cao nghe phải phát âm sai của giáo viên trên lớp - chuyện là: em bé lớp 1 hỏi mình "cô ơi, cái gối đọc là 'pilot' đúng không? cô giáo cháu ở lớp cháu bảo thế). khi không có đủ input được nghe và giao tiếp với người có tiếng Anh tốt vì thời lượng trên lớp Anh ngữ quá ít, trẻ khó có thể sử dụng được tiếng Anh, đặt biệt khi đối với những trẻ không thích học tiếng Anh. nhưng nhiều cha mẹ lại nói: "con thấy chưa, tại con đấy, con chả học gì cả. em thông cảm nhé, cháu nhà chị lười lắm, chỉ ham chơi thôi".
tất nhiên, đăng kí cho con tham gia các lớp trung tâm là lựa chọn tốt nhất cho rất nhiều gia đình, đặc biệt khi bố mẹ lo trẻ sẽ học tiếng Anh sai từ mình.
đối với các bố mẹ có một vốn tiếng Anh chắc (kể cả không nhiều), giúp con vẫn hơn là không.
từ ngày con mình chưa biết một chút tiếng Anh nào (14 tháng) cho đến thời điểm hiện tại (29 tháng), mình luôn nói chuyện với con bằng tiếng Anh hàng ngày nhiều nhất có thể (từ 2 - 3 tiếng, cuối tuần có thể nhiều hơn). Mình có ghi lại một số so sánh như sau:
Tháng 19:
- sau gần nửa năm, có thể sử dụng gần 100 từ.
- có thể làm theo các yêu cầu đơn giản.
- khi trả lời các câu hỏi đơn giản, trả lời được bằng 1 từ.
- các từ có 2 âm tiết khi nói vẫn gặp chút khó khăn, nhiều từ hiểu nhưng không nói được.
Tháng 29:
- lượng từ sử dụng khoảng 500 hoặc hơn.
- có thể làm theo 2 yêu cầu một lúc.
- hiểu gần như hầu hết những gì mẹ nói, và trả lời được rất nhiều câu hỏi, có những câu liên quan đến quá khứ. VD: What day is it today? What did Daddy just get? What did you do? What's Daddy doing?
- có thể nói thành câu với các loại câu khá đa dạng. VD: I'm tired. I'm sleepy. What happened to (my) cheek? What('s) the mouse doing?(The) dolphin('s) eating (the) fish. I forgot. Tomorrow Friday. Where('s) (your) armpit hair? v.v...
- Có thể phát âm các từ 4 âm tiết khá dễ dàng.
- Có thể xem và hiểu các hoạt hình đơn giản.
- Biết thêm s vào sau dành từ số nhiều. VD: Two monkeys.
- Biết ghép tính từ với danh từ. VD: It's a blue flower.
Con số 3 tiếng một ngày là con số nhiều trang web và sách đưa ra trong trường hợp bạn đặt ra mục tiêu cao là tiếng Anh và tiếng Việt của bé phát triển ở mức độ song song nhau. Nếu bạn không muốn hoặc không có thời gian hoặc vì một lý do nào đó mà không thể nói chuyện được với con 3 tiếng một ngày bằng tiếng Anh, thời lượng ít hơn theo mình cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, thời lượng ít hơn cũng đồng nghĩa với việc ngoại ngữ của bé sẽ mất nhiều thời gian hơn để phát triển.
Có những ngày, thậm chí tuần, mình cảm thấy bé có vẻ chẳng học thêm được gì. nhưng cứ kiên trì, kết quả sẽ có.
Có người băn khoăn có nên vạch sẵn ra kế hoạch hoặc mục tiêu cho con theo độ tuổi hoặc thời gian, cũng như lên danh sách các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp căn bản mà bé cần học. ý kiến cá nhân của mình là bạn làm vậy chỉ thêm căng thẳng cho bạn và bé nhà bạn. cha mẹ cứ nói chuyện với bé mà tự biết cách điều chỉnh độ khó của câu cũng như từ vựng tùy theo độ tuổi và những gì bé đã học được. quan trọng nhất là phải tận dụng các tình huống đời thực để lồng nội dung tiếng vào. (Ví dụ: nếu bạn đang ngồi vẽ với bé, bé đang vẽ con mèo, mà bạn lại cứ dạy bé từ "hello" thì bé không thể nào hiểu được nghĩa của từ "hello" cũng như khi nào thì dùng). còn nếu bạn cố dạy thì quá khứ trong bé quá nhỏ, chưa có khái niệm nhiều về thời gian thì cũng chỉ căng thẳng thêm cho bạn mà thôi.
khi bắt đầu dạy bé bước đầu, bạn nhớ không chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt những khi bí, sợ bé không hiểu, hay ghép 2 ngôn ngữ cùng một câu. sau một thời gian, khi bé đã nắm được ngữ điệu tiếng Anh, có một vốn từ nhất định và phản xạ tốt trong tiếng Anh, bạn có thể nói 2 câu tiếng Anh rồi 1 câu tiếng Việt rồi xen kẽ nếu bạn muốn. hiện mình cũng đôi khi xen kẽ tiếng Anh, tiếng Việt, nhưng mình khuyên điều luôn luôn nên tránh là ghép 2 tiếng với nhau trong 1 câu (trừ khi là từ trong TA không có, ví dụ các món ăn như phở, bún), tất nhiên trừ khi bạn thấy không có vấn đề gì với việc đó :)
0 Nhận xét